Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tuc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tuc. Hiển thị tất cả bài đăng

Bãi biển Đồi Dương

Từ Trung tâm thành phố Phan Thiết theo hướng đại lộ Nguyễn Tất Thành, du khách đi thẳng khoảng 1km nữa là đến bãi biển Đồi Dương – Thương Chánh. Là bãi tắm mà tên tuổi của nó đã gắn liền với lịch sử xây dựng và phát triển thành phố biển này.


Đồi Dương là tên một bãi tắm biển, một công viên tọa lạc ngay trung tâm thành phố Phan Thiết, hướng đại lộ Nguyễn Tất Thành, du khách đi thẳng khoảng 1km nữa là đến bãi biển Đồi Dương – Thương Chánh. 


Bãi tắm Đồi Dương bây giờ mang tên chính thức là Công viên Đồi Dương. Bãi biển Đồi Dương là một trong những bãi tắm đẹp ở thành phố Phan Thiết, với những hàng phi lao chạy dọc theo bờ biển. 



Nếu như khu vực Hàm Tiến – Mũi Né là bãi tắm riêng của các khu resort chỉ dành cho du khách tour du lich của họ, thì bãi biển Đồi Dương là bãi tắm công cộng dành cho công chúng. 



Bãi biển Đồi Dương được gọi như vậy là vì ngày xưa, nơi đây là một vùng rộng lớn trồng rất nhiều cây dương chắn gió. Tuy nhiên, hiện nay khu vực trồng dương đã bị thu hẹp rất nhiều vì phần lớn đất dành cho khách sạn Novotel du lich Phan Thiet

Đình Vạn Thủy Tú - Phan Thiết

Đình Vạn Thủy Tú , nơi thờ bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam, tọa lạc tại đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, Tp. Phan Thiết. Đình Vạn Thủy Tú được dựng lên vào năm Nhâm Ngọ (1762), mặt hướng ra biển Đông. Kiến trúc đình nhỏ và bình thường như những đình làng khác ở miền Trung, nhưng bên trong có nhiều điểm khác biệt. Hương án chính giữa đình Vạn Thủy Tú thờ Nam Hải cự tộc Ngọc Lân tôn thần; bên trái thờ Thủy Long Thánh Phi nương nương tôn thần và bên phải thờ Thái Hiệu tiên sư tôn thần. Cạnh chính điện còn có miếu thờ đức Quan Thánh.



Cổng vào đình ….


Phía sau là những phòng lưu trữ, bảo tồn chừng 600 bộ hài cốt của các “Ông”, “Bà” và “Cậu”, là những hải thần phò trợ, cứu mạng người đi biển theo quan niệm của ngư dân.



Theo ông Nguyễn Xèng – một lão ngư 69 tuổi, gốc người Quảng Điền (Thừa Thiên-Huế), ngư dân địa phương gọi cá Ông lớn là Ông Nam Hải, nhỏ là Cậu; gọi các loài rùa biển là Bà sống khến, Bà Năm, Bà Bảy…



Những vị hải thần này thường tấp vào bờ để “luỵ” (chết), cũng có khi chui vào lưới của các ngư phủ khi sắp “luỵ”. Hàng năm, ngư dân Thủy Tú cũng vớt được “Ông” hoặc các “Bà” lụy, có năm tới 6-7 trường hợp cả ven bờ và trên biển…



Trong đình có 600 bộ xương cá voi. Người nổi tiếng “có duyên” nhất vạn Thuỷ Tú là ông Nguyễn Sáu – thường gọi là ông Sáu Vẹo – một ngư phủ đã gặp “Ông” luỵ không dưới 15 lần.



Có lần kéo lưới lên, thấy “Ông” mắc lưới, ông Sáu đành bỏ mẻ cá ấy để đưa “Ông” ra; nhưng đến hai lần sau vẫn thấy “Ông” chui vào trở lại, ông Sáu cho rằng “Ông” sắp luỵ nên đã chọn mình để ký thác xương cốt. Ông Sáu đành bỏ chuyến biển hôm ấy để đưa “Ông” vào bờ, lên Ngọc Lân thánh địa trong đình Vạn Thuỷ Tú nằm chờ chết.



Đó là một khoảnh đất có hàng rào bao quanh nằm trước sân đình, bên trong có một am nhỏ để thắp hương và nhiều loại hoa được trồng xen giữa 24 ngôi mộ đắp đất. Hàng năm, đình Vạn Thuỷ Tú có 5 kỳ tế lễ vào các ngày âm lịch: 20-2 (Tế Xuân); 20-4 (Cầu ngư); 20-6 (Chính mùa); 20-7 (Chèo dọc) và 23-8 (Mãn mùa, cúng giỗ Ông).



Không chỉ những ngư phủ mới tin vào sự phù trợ của các vị hải thần như một tín ngưỡng dân gian mang tính truyền thống. Các vị vua nhà Nguyễn cũng ghi nhận công lao đó với 24 điệu sắc thần. Trong số đó, riêng vua Thiệu Trị ban tặng đến 10 điệu sắc thần, còn lại là của các đời vua Tự Đức, Đồng Khánh, Duy Tân, Khải Định…



Những điêu sắc thần viết trên giấy thủ công – trong đó, 10 bản đã có hơn 150 năm tuổi nhưng vẫn được giữ gìn cẩn trọng, nguyên vẹn trong ngôi đình Vạn 240 năm tuổi này.



Đình Vạn Thuỷ Tú hiện còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển cộng đồng cư dân nghề cá vùng hữu ngạn cửa sông Phan Thiết do các bậc tiền bối để lại.



Trong đó, có chiếc chuông đồng đúc vào năm Nhâm Thân (1872), đến nay đã được 130 năm; thân chuông có dòng chữ “Tự Đức nhị thập ngũ niên – Xuân quý giáo đáng – Thuỷ Tú Vạn – Bổn Vạn đồng ký”.



Khớp xương vây….



Xương đuôi cá voi thật là dài …


Các đốt xương vay ….


Bên trong ngôi đền thờ ….


Nhìn khung cảnh cũng như những đồ vật nơi đây ,ta thấy thật là linh thiêng…..


Phía bên ngoài đền , mọi người thường hay tụ tập lại để đan lưới , thường đó là những người vợ , người mẹ…


Mọi người dân làng chài nơi đây , ai ai cũng thân thiện và cởi mở…..


Địa chỉ: Đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, Tp.Phan Thiết, Bình Thuận
Giá vé thăm quan: trẻ em: 3.000đ; người lớn: 5.000đ. Đi theo đoàn sẽ có hướng dẫn viên tại điểm (miễn phí).
Gửi xe: đối diện cổng vào Dinh Vạn Thủy Tú có bãi giữ xe do người dân địa phương tự mở ra để kinh doanh, tuy nhiên nếu du khách đi xe máy thì chạy xe vào Dinh luôn.

Tưng bừng lễ hội đua thuyền Phan Thiết

Hằng năm, cứ vào ngày mùng 2 Tết Nguyên đán, thành phố Phan Thiết lại tổ chức cuộc đua thuyền truyền thống. Thuyền đua là các thanh niên trong các làng chài ven biển. Lễ hội thu hút sự theo dõi của nhiều người dân và du khách


Theo các nhà nghiên cứu, đua thuyền xuất xứ từ loại hình nghệ thuật nghi thức lễ chèo Bả trạo- loại hình văn hóa kết hợp giữa tín ngưỡng thờ cá Voi và tín ngưỡng thờ thần Đất, thần Sông. Giải đua thuyền truyền thống được tổ chức hàng năm nhân dịp đón Tết Nguyên đán ở Bình Thuận. 



Đây cũng là nơi sản sinh ra nhiều tay đua thuyền cho đội đua thuyền cấp quốc gia và khu vực. Không những tổ chức đua thuyền mà còn có cả đua thúng.Vận động viên đua thúng tranh tài ở cự ly 500m. Đua thuyền có hai cự ly: Đồng hàng 500m và quay vòng 1.700m. Ở cả hai nội dung, chín thuyền đại diện cho chín phường, xã ven biển Phan Thiết, được chia thành ba bảng thi đấu vòng lọai, chọn ba thuyền về nhất vào thi đấu chung kết. 


Những guồng tay rắn chắc của các vận động viên cũng là những ngư phủ thực thụ, nhịp nhàng đưa thuyền rẽ sóng phăng phăng về đích như là biểu trưng của một Phan Thiết, Bình Thuận đang nỗ lực vượt qua các lực cản, phấn đấu đưa rẻo đất ven biển cực Nam Trung Bộ này nhanh chóng vươn lên cùng cả nước.




Về Phan Thiết thưởng thức chả cá thu

Từ lâu, món chả cá Phan Thiết đã nổi tiếng và có ấn tượng trong lòng nhiều khách du lich gia re gần xa, sau mỗi chuyến du lịch du khách không quên khi ghé vào chợ Phan Thiết, món quà đầu tiên mà họ muốn mua về biếu người thân và bạn bè không gì khác hơn là “cục chả cá”.


Những người dân Phan Thiết chế biến món chả cá đặc sản này, với tiêu chí luôn đặt chất lượng và sự ưu ái của khách hàng lên hàng đầu, đảm bảo cung cấp món ăn tươi ngon và bổ dưỡng, không chất bảo quản, không hàn the và các phụ gia có hại cho sức khỏe. Chả cá Phan Thiết được làm từ những con cá biển tươi ngon nhất, như cá thu ảo, cá rựa, cá mối, cá thác lác…

Tuy ở đâu cũng có món chả cá nhưng mùi vị chả cá ở Phan Thiết là đặc sắc hơn cả. Điểm nhấn là độ ngọt và độ tươi của cá, góp phần tôn vinh nét văn hóa trong ẩm thực vùng miền Phan Thiết vừa độc đáo, vừa lạ miệng lại rất ngon, những đầu bếp khéo tay biến tấu những món ăn đa dạng từ sang trọng cầu kỳ cho đến những món ăn bình dị, dân dã, có thể đáp ứng mọi nhu cầu của thực khách nhưng quan trọng hơn cả là sự vui vẻ và hài lòng khi được thưởng thức những món ăn ngon miệng. 


Có hai loại chả cá là chả cá chiên và chả cá hấp. Chả cá chiên thơm lừng, chả cá hấp ngọt đậm, mang lại hương vị khó quên khi rời xa thành phố xinh đẹp này. Làm chả cá không khó, nhưng mất khá nhiều công đoạn và đòi hỏi người chế biến phải có lòng kiên trì khi “quết” cá để miếng chả cá khi ăn đạt được đỉnh cao vừa dai vừa ngon.

Cá tươi rửa sạch, lóc hết xương, nạo lấy phần thịt cá. Cho hành, tiêu, các loại gia vị như đường, muối vào cối giã nhuyễn, sau đó cho phần thịt cá vào, giã liên tục cho đến khi thịt cá thật nhuyễn, cá giã càng kỹ thì miếng chả cá càng có độ dai ngon mà không cần bất cứ loại phụ gia hay chất bảo quản nào khác. Phần nguyên liệu sau khi làm xong có thể cho thêm ít miếng mỡ lưng heo cho béo, được ép thành miếng như hình mặt trăng nhỏ, đem đi chiên hoặc hấp. Nếu là hấp thì khi gần chín, đập vào quả trứng gà để tạo màu vàng hấp dẫn trên bề mặt miếng chả cá và làm miếng chả cá hấp thơm hơn. Nước chấm chả cá với vị cay nồng của ớt cùng vị mặn của nước mắm Phan Thiết chính hiệu sẽ đem lại một hương vị đặc trưng. 


Trong các loại chả thì chả cá thu Phan Thiết là ngon và lạ miệng nhất. Thịt của loại cá này đặc biệt rất dai được dùng để làm chả. Ăn một lần là nhớ mãi. Không như những loại chả thông thường khác, chả cá được làm từ những con cá thu mới đúng danh hiệu là đặc sản của du lich Phan Thiet.

Nguyên liệu chính để làm ra miếng chả là những con cá tươi, ngon nhất, được tuyển lựa kỹ lưỡng và quan trọng nhất là sản phẩm làm từ cá thu chứ không pha trộn bất cứ loại cá tạp nham nào khác. Chỉ cần ăn một miếng bạn sẽ cảm nhận ngay sự khác biệt với các loại chả cá khác. 


Chả cá chấm với nước mắm chua ngọt ăn với dưa leo, cơm nóng thì ngon tuyệt, hoặc kẹp vào bánh mì cũng ngon hết ý. Chả cá có thể chế biến được nhiều món khác như bún chả cá, bánh canh chả cá.

Chả cá thu tuy hơi mắc tiền hơn song được nhiều người ưa chuộng bởi thịt cá thu nhiều nguồn đạm và chất béo... rất bổ dưỡng với sức khỏe, từ người già đến trẻ em. Nhất là dùng làm món cá viên chiên cho các bé thì chúng thích không gì bằng.

Ngoài chả cá thu còn có chả cá rựa, cá mối… Cá rựa xuất hiện quanh năm nhưng nhiều nhất vào mùa hè và mùa thu. Cá rựa to, lắm xương, không thích hợp với nhà có con nhỏ nhưng thịt cá dùng nguyên liệu làm chả thì rất ngon. Cá mối hầu như có quanh năm nhưng nhiều, ngon và béo nhất là khoảng tháng 9 âm lịch.

Cá mối sau khi được đánh vảy xong, xẻ bụng, bỏ sạch bộ lòng rồi rửa qua nước cho sạch. Sau đó sẽ nạo lấy thịt cá. Rồi đem ướp với tiêu, hành, muối, bột ngọt, đem xay nhuyễn hoặc giã nhuyễn bằng cối. Chả cá mối mặc dù “quết” kỹ cũng không thể dai bằng cá thu, cá rựa. 


Tất cả các công đoạn làm nên món chả cá đều giống như nhau, nhưng chất lượng miếng chả cá ngon hay dở là tùy vào loại cá. Chả cá được hấp cách thủy, tránh cho nước trào lên, làm ướt và không đẹp màu chả.

Chả cá khi chiên cho dầu nhiều và nóng vừa phải để miếng chả cá chín vàng đều mới ngon. Mùi thơm của chả cá hòa quyện với gia vị tiêu, hành khi chiên hoặc hấp sẽ dậy lên một mùi vị “khó chịu” lan tỏa cả một gian bếp.

Người dân Phan Thiết rất tự hào về đặc sản quê hương mình, những du khách đã từng ưa chuộng món chả cá Phan Thiết rất mong những cơ sở chuyên làm món chả cá đặc sản, đừng vì chút lợi nhuận trước mắt không đáng gì mà đánh mất thương hiệu quê mình.

Vẻ đẹp bên sông Cà Ty

Sông Cà Ty là hợp lưu của sông Ta Da và sông Móng, chảy theo hướng Đông Nam qua địa bàn Thành phố Phan Thiết , tỉnh Bình Thuận. Con sông Cà Ty ngày nay vẫn êm đềm chảy, lúc cạn lúc sâu theo từng con nước. Nhịp sống trên sông vẫn quen thuộc với những con thuyền của ngư dân miền biển, vẫn tiếng ghe máy cành cạch trên sông xuôi dòng ra biển cả.


Sông Cà Ty ngày nay đẹp hơn – đó chính là cảm nhận của không ít người khi quay về du lich Phan Thiet, cảm nhận ấy bắt nguồn từ sự đổi thay của thành phố biển: bờ kè hai bên dòng sông được xây dựng thay thế hình ảnh những chiếc nhà chồ tạm bợ của ngư dân làm cho không gian dòng sông rộng hơn, đứng bên tượng đài Trần Hưng Đạo có thể thấy được một khung cảnh sinh động của cuộc sống hai bên bờ kè.


Đặc biệt, Bảo tàng Hồ Chí Minh và di tích Dục Thanh – nơi Bác Hồ dừng chân dạy học cũng nằm cạnh con sông thơ mộng này đã tạo nên một dấu ấn rất riêng biệt với mọi người dân địa phương và cả du khách phương xa tìm về.


Sông Cà Ty nhìn từ góc độ nào cũng mê đắm lòng người – một nghệ sĩ nhiếp ảnh người địa phương chia sẻ.


Dòng sông nằm giữa trung tâm chia thành phố thành hai ngạn gồm khu thương mại ở ngạn Nam và khu cơ quan hành chính ở ngạn Bắc, và đây cũng là dòng sông có đến ba chiếc cầu bắc qua trong một quần thể không gian hài hòa.


Với người dân Phan Thiết, dòng sông Cà Ty có từ bao đời nay gắn bó với họ cùng những thăng trầm của cuộc sống, là nơi che chở cuộc sống của nhiều người mà còn mang trong đó những nét văn hóa đặc sắc của địa phương với các hoạt động thả hoa đăng vào dịp lễ hội Nghinh Ông hay lễ hội đua thuyền truyền thống, bắn pháo hoa trong dịp Tết nguyên đán…


Và đặc biệt, trong dịp lễ kỷ niệm 35 năm giải phóng Bình Thuận và giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, dòng sông đã được tô điểm với đèn hoa rực rỡ tôn lên vẻ đẹp tự nhiên của con sông hiền hòa này.


Trong cuộc sống hàng ngày, nó còn là nơi tìm đến của những người thích thư giãn cùng chiếc cần câu cá khi nước triều lên cao, là nơi hóng mát của người già, em nhỏ khi chiều về, và cũng là nơi nhiều khách du lich gia re tò mò khám phá cảm giác đi thuyền trên dòng sông để chiêm ngưỡng vẻ đẹp mênh mông của sông nước vùng biển.


Dòng sông Cà Ty bao đời vẫn trôi về biển lớn theo quy luật của tự nhiên. Và dòng chảy của con sông hiền hòa ấy đã điểm xuyến cho tour du lich Phan Thiet Mui Ne một điểm nhấn độc đáo, luôn ẩn hiện trong lòng mọi người dân phố biển Phan Thiết và ấn tượng với du khách phương xa tìm về

Phan Thiết - Chốn yên bình du lịch biển

Phan Thiết lâu nay được biết đến như là kinh đô của các khu du lịch, khách sạn và biển xanh, cát trắng.... Mùa hè và các tour le 30/4, Phan Thiết đông nghịt khách nội địa và quốc tế. Tuy nhiên ngay trong thời điểm này, khách du lịch cũng có thể tìm một nơi chốn yên ả thư giãn - đó là khu vực phía Nam thành phố Phan Thiết...

Hoàng hôn trên biển
Những ngày cao điểm khu vực trung tâm và phía Đông thành phố Phan Thiết trở nên ngột ngạt khi lượng khách đổ về đây quá đông. Khách du lịch phải giành nhau từng mét vuông bãi biển, bàn ăn... các dịch vụ đều quá tải. Lúc này cần thiết có một chỗ để thư giãn thật sự không dễ dàng. Thế nhưng, ra khỏi thành phố Phan Thiết về hướng Nam chừng 10km, khách du lịch yêu biển vô cùng thích thú trước nét hoang sơ dung dị của vùng biển này.

Không ồn ào, náo nhiệt như Hòn Rơm, Mũi Né hay Bãi Dương, biển Nam Phan Thiết với nước trong xanh và cát trắng mịn dịu dàng như một cô con gái xuân. Bãi biển kéo dài từ Phan Thiết đến thị trấn La Gi (huyện Hàm Tân) khoảng 40km. Bãi biển thoai thoải, nhiều đoạn có những bãi đá đẹp. Du lịch tuyến này chưa được khai thác nhiều, ngoại trừ một số resort dọc đường đi. Dù trong tương lai, nơi đây sẽ biến thành một đô thị du lịch với các resort nối sát nhau, nhưng ngay từ bây giờ, nhiều khách du lịch chọn nơi đây làm điểm đến để tận hưởng thiên nhiên và biển.


Tuyến này còn khá ít ỏi dịch vụ du lịch nên khách thường phải tự chuẩn bị đồ ăn, vật dụng nấu nướng để chế biến món ăn theo ý mình. Thực phẩm chủ yếu là hải sản mua tại các chợ làng của dân địa phương hoặc từ ghe đi biển về rất tươi ngon, thích hợp để nướng và luộc ngay tại chỗ. Nếu không chuẩn bị được bếp di động, khách có thể nhờ bếp tạm ở nhà dân gần đó. 

Một số nhà dân các khu dân cư ven biển có phục vụ ăn uống cho khách du lịch nên không phải lo lắng nhiều mà dành thời gian cho đùa giỡn với sóng biển. Mùa này, biển dịu êm với những con sóng nhỏ. Vùng biển Nam Phan Thiết tạo thú vị cho khách du lịch bởi làn nước trong lành và mát mẻ, bờ cát sạch sẽ và trắng mịn màng. Khi tắm biển thỏa mãn, khách nằm dưới gốc cây dọc bờ biển, lắng nghe tiếng sóng vỗ về giữa thiên nhiên mênh mông. Không suy nghĩ, không lo lắng, cơ thể thả lỏng, thư thái lấy lại cân bằng, xả stress để cảm thấy lòng nhẹ nhàng hơn bao giờ hết...

Cách thành phố du lich Phan Thiet khoảng 26 km, dọc theo bờ biển này còn có hải đăng Khe Gà-một trong những ngọn hải đăng đẹp và lâu đời nhất Việt Nam. Hải đăng nằm trên một hòn đảo nhỏ, cách bờ chỉ khoảng 300-500 mét, tùy vị trí tiếp cận. Lúc nước ròng, khách có thể đi bộ từ đất liền ra đảo dễ dàng. Đi đông người, khách có thể tổ chức thi vượt biển. 


Một sợi dây dài nối từ bờ ra đảo làm cứu tinh phòng khi đuối sức, vọp bẻ. Khách bơi lội giỏi thì thích bơi tự do ra đảo. 20-30 phút vượt biển nhưng ai nấy cũng thấy đã khi chinh phục được eo biển này. Ngọn hải đăng hùng vĩ được xây dựng bằng đá cẩm thạch trông uy nghi và vững chãi. Tháp hải đăng cao 41 mét, được xem là cao nhất Việt Nam. 

Ngọn hải đăng này được xây dựng hình bát giác trên đỉnh của đảo, ở độ cao 25 mét so với mực nước biển, dưới chân ngọn hải đăng hiện còn tấm bia đá đề năm 1899. Để lên đến ngọn đèn, khách leo lên 183 bậc thang. Từ hành lang của đỉnh tháp, khách du lịch có thể phóng tầm nhìn xa hàng chục cây số. Gió lồng lộng, khách đứng ngắm cảnh mãi không chán. 


Đảo hải đăng này còn là nơi lý tưởng để câu cá và nghỉ lại qua đêm vào những đêm trăng tròn. Nằm cách biệt với đất liền, đảo rất yên tĩnh, giành trọn cho khách phương xa những giờ phút thư giãn lý tưởng. Phần lớn đảo là đá nên khách có thể men theo bờ đá buông câu cả ngày lẫn đêm. Cá nhiều vô số kể. Những tay câu giỏi có thể câu đến vài ký cá, có khi được cả cá đuối, cá nâu và cá mú to đùng... dư cho bữa ăn của cả đoàn.

Một vị trí để ngắm biển Nam Phan Thiết rất đẹp là núi Tà Kóu. Khách đến đây bằng đường quốc lộ 1, cách Phan Thiết khoảng 28km có đường rẽ vào; hoặc theo đường Nam Phan Thiết, gần hải đăng Khe Gà có hướng rẽ đi vào núi. Tà Kóu cao khoảng 580 mét thuộc 4 ngọn núi thiêng của người Chăm ở Bình Thuận. 


Đường lên núi hiện đã có cáp treo. Nhưng để thưởng thức cảnh đẹp của núi, khách du lịch phải đi bộ một quãng ngắn để qua phía mặt đông của núi. Tại đây, có ngôi chùa rất hiếu khách. Khách ngủ qua đêm tại chùa. Tắm rửa đã có suối mát trong lành. Độ chay (ăn cơm chay) tại nhà chùa cũng là điều thú vị, cân bằng lại hàm lượng ca-lo sau những ngày miệt mài với hải sản. Ngủ đêm tại đây, khách sẽ được dịp chiêm ngưỡng bình minh nhô lên từ biển như lòng đỏ trứng gà khổng lồ từ hướng Đông.